Loading...

Những điều cần biết về sàn gỗ kĩ thuật

Hiện nay, ngày càng nhiều người lựa chọn dịch vụ sàn gỗ kĩ thuật hơn là dịch vụ sàn gỗ tự nhiên để lát sàn cho ngôi nhà của mình ...
 
Hiện nay, ngày càng nhiều người lựa chọn dịch vụ sàn gỗ kĩ thuật hơn là dịch vụ sàn gỗ tự nhiên để lát sàn cho ngôi nhà của mình bởi nhiều lý do. Một trong số đó là sự phù hợp với hầu hết các kiểu nhà với các thiết kế sàn đa dạng từ giả cổ đến hiện đại cùng màu sắc phong phú. Sàn gỗ kĩ thuật cũng thích hợp để lắp đặt trên nhiều bề mặt sàn có sẵn, chẳng hạn như bê tông. Ngoài ra, hầu hết sàn gỗ kĩ thuật trước khi được lắp đặt đều đã hoàn thiện, không cần thêm các bước mài mịn hay phủ sơn hoặc dầu. Ngay sau khi lắp đặt sàn đã hoàn toàn sẵn sàng đi vào sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhân công và giá thành lắp đặt. Dưới đây, Công ty Nội thất Đức Dương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sàn gỗ kĩ thuật hay sàn gỗ engineered.
sàn gỗ kỹ thuật
 
-         Thiết kế sàn gỗ Engineered nhiều lớp: 
 
Sàn bao gồm lớp trên cùng là gỗ veneer các loại. Độ dày sẽ quyết định chất lượng của sàn nhưng thông thường độ dày của sàn nằm trong khoảng 3 – 7mm, mặc dù thông số này có thể lên tới 15 mm, 18 mm. Bên dưới lớp veneer là các lớp gỗ mỏng được ép chặt, dán lại với nhau bằng loại keo có độ kết dính cao tạo thành cốt gỗ cơ sở. Những lớp này chạy ở góc 90 độ với nhau giúp cho lớp cốt gỗ có sự ổn định, ít bị di chuyển hay bị tác động của các yếu tố môi trường. 
 
-         Chất liệu :
 
Chất liệu sàn thường mang nhiều yếu tố cá nhân. Tuy nhiên, một số loại gỗ có xu hướng phù hợp với nhiều phong cách nội thất hơn những loại gỗ khác. Trong những năm trở lại đây, các loại gỗ tối màu như gỗ óc chó (walnut), gỗ merbau, gỗ jarrah (nhập khẩu từ Malaysia) được nhiều chủ nhân lựa chọn có ngôi nhà hiện đại của mình. Ngoài ra, các loại gỗ sáng màu như gỗ tần bì hoặc các loại gỗ nằm trong bảng màu trắng hay bạc cũng dần trở nên phổ biến hơn. Gỗ sồi (oak) cũng là loại gỗ phù hợp với cả những ngôi nhà thiết kế truyền thống lẫn hiện đại tùy thuộc vào sự chi tiết trong sản xuất và màu sắc của sàn gỗ. Ngược lại, gỗ thích (maple) tỏ ra thích hợp với nội thất nhà theo phong cách đồng quê truyền thống.
 
-         Tuổi thọ :
 
Điều này phụ thuộc lớn vào loại gỗ và độ dày lớp trên cùng của sàn. Thông thường, chúng có tuổi thọ từ 10 đến 30 năm. Số lần đánh bóng và kiểu đánh bóng cũng được các nhà sản xuất khuyến nghị trong từng loại sàn. Nhưng tốt nhất, bạn không nên chà nhám quá 3 lần cho sàn 15 mm. Bởi sau một lần chà nhám và đánh bóng sẽ làm hao hụt khoảng 0,5mm lớp bề mặt sàn. Bạn cũng cần nhớ rằng, một số loại sàn đẹp mắt sẽ không bao giờ được dùng tới giấy ráp và các vết lõm, vết trầy xước có thể tạo nên sự cá tính và độc đáo cho loại sàn mà bạn chọn.
 
-         Giá cả :
 
Chất lượng và chi phí của sàn gỗ kĩ thuật có sự khác nhau tùy thuộc vào thiết kế cũng như độ dày mỏng và chất liệu của lớp gỗ veneer trên cùng. Loại sàn gỗ rẻ thường có lớp bề mặt khá mỏng khoảng 0,6mm với số lượng lớp tối thiểu trong phần cốt gỗ và lớp kết thúc mỏng. Có một nguyên tắc chung là, sàn càng được làm nhiều lớp thì chất lượng càng tốt. Loại đầu tiên là loại sàn cấu trúc 3 lớp, có độ dày tổng thể là 7mm, trong đó lớp bề mặt dày 1 – 2mm và 5 lớp sơn hoàn thiện. Tiếp theo, là loại sàn có cấu trúc 5 lớp với độ dày 12mm, có lớp bề mặt dày trên 3mm và hoàn thiện với 7 lớp sơn phủ. Loại sàn có chất lượng được đánh giá tốt nhất có cấu trúc 5 lớp, với lớp bề mặt dày 7mm, 9 lớp sơn phủ hoàn thiện và có độ dày tối đa là 18mm.
 
-         Những lưu ý khác:
 
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng sàn gỗ cũng đòi hỏi bạn có sự lưu tâm khi lắp đặt. Sàn gỗ kĩ thuật có khả năng kháng ẩm tốt, ít bị xê dịch các lớp lõi do độ ẩm gây ra. Tuy nhiên, nó không phải sự lựa chọn hàng đầu để lát sàn phòng tắm, nơi liên tục ở trong bầu không khí ẩm ướt và có khả năng bị đọng nước cao. Mặc dù vậy, sàn gỗ kĩ thuật vẫn được sử dụng tốt tại phòng vệ sinh. 
 
Có nhiều loại thiết kế giúp bạn có sự lựa chọn thích hợp khi lắp đặt. Có loại đóng đinh, dán xuống lớp sàn cố định hoặc lắp với nhau bằng lưỡi và rãnh ở cạnh.
 
Ngoài ra, riêng với sàn gỗ Laminate, nhiều người nghĩ rằng chúng không khác gì gỗ tự nhiên với bề mặt được tạo vân và có màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, sàn gỗ Laminate lại không cho phép ta đánh bóng lại mỗi khi muốn làm mới. 
CÔNG TY SÀN GỖ UYÊN MINH VIỆT NAM